Reverse logistics (Logistics ngược) là gì? Ví dụ cụ thể

1129 lượt xem

Nếu bạn là không phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực hậu cần thì chắc chắn sẽ không hiểu chính xác Reverse logistics là gì? Mô hình và quy trình của Reverse logistics ra sao? Nhằm giúp bạn nắm được khái niệm chính xác nhất về thuật ngữ này, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn có cái nhìn thực tế nhất.

Reverse Logistics là gì?

Reverse Logistics hay còn được gọi là Logistics ngược, Logistics thu hồi là quá trình lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và những thông tin có liên quan đến điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ. Hoạt động này nhằm mục đích thu hồi giá trị hoặc xử lý tài sản lưu động, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân cần thực hiện Reverse logistics như thu hồi sản phẩm hỏng để sửa chữa, thu hồi sản phẩm không bán được để nâng cấp, thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tái sử dụng một phần, thu hồi tái sử dụng bao bì.

Reverse Logistics là gì 1
Reverse Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm

Một số vai trò chính của Reverse Logistics như:

+ Nâng cao khả năng phục vụ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp,

+ Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp do sản phẩm dduocj tái sinh, giảm phí làm bao bì do dược tái sử dụng nhiều lần, thu hồi giá trị còn lại của sả phẩm, bán lại sản phẩm,…

+ Bảo vệ môi trường nhờ đưa ra những giải pháp tái chế và thiêu hủy thích hợp để hạn chế tối đa rác thải ra môi trường.

Ví dụ về logistics ngược

Reverse Logistics là gì 2
Logistics ngược

Công ty X là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc. Những sản phẩm bị lỗi, không thể bán cho khách thì chúng sẽ được trả về nơi sản xuất. Theo đó, công ty X sẽ thu hồi những sản phẩm đó lại và kiểm tra, chọn lọc, phân loại và đem đi sửa lỗi. Sau đó, đưa những sản phẩm này phân phối lại thị trường.

Ngoài ra, cũng có thể trong trường sản phẩm bị tồn lại trên thị trường quá lâu, không bán được thì sẽ được thu hồi để bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bày bán tại các cửa hàng giảm giá.

So sánh sự khác biệt giữa Logistics ngược & Logistics xuôi

Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa Logistics ngược & Logistics xuôi

Logistics ngược Logistics xuôi
Tính tiềm năng Khó dự báo trước Dễ dàng dự báo
Vận chuyển Vận chuyển từ nhiều điểm đến một điểm. Vận chuyển từ một điểm đến nhiều điểm.
Chất lượng sản phẩm Chất lượng không đồng đều Chất lượng tốt, đồng đều
Bao bì Không còn nguyên vẹn Còn nguyên vẹn, bao bì được đóng gói đúng tiêu chuẩn
Giá thành Thay đổi theo nhiều yếu tố

 

Có sự thống nhất
Tốc độ Không được ưu tiên hàng đầu Được coi trọng
Chi phí phát sinh Khó kiểm soát Dễ kiểm soát chặt chẽ
Phương thức quản lý dự trữ Không có tính nhất quán Có tính nhất quán
Trách nhiệm Có sự mâu thuẫn giữa sở hữu và trách nhiệm. Có sự rõ ràng giữa sở hữu và trách nhiệm

Quy trình của Reverse logistics

Bạn có thể hình dung quy trình Reverse logistics (Logistics ngược) qua hình dưới đây:

Reverse Logistics là gì 3
Quy trình Reverse logistics chi tiết

Nhìn chung, Reverse Logistics sẽ được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Tập hợp sản phẩm

Tại bước này, đơn vị sẽ tiến hành tập hợp các sản phẩm bị lỗi, không thể bán được hoặc những sản phẩm có thể tái chế đến điểm phục hồi.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng

Sau khi được đưa đến điểm phục hồi, các sản phẩm sẽ được kiểm tra, phân loại theo từng sản phẩm để xác định phương thức xử lý ở giai đoạn tiếp theo.

Bước 3: Xử lý sản phẩm thu hồi

Tiếp theo, đơn vị tiến hành xử lý sản phẩm được thu hồi về theo nhiều cách cụ thể như sau:

+ Tái sử dụng, bán lại nếu sản phẩm còn tốt

+ Sửa lại, làm mới, phục hồi

+ Tiến hành xử lý làm rác thải

Bước 4: Phân phối lại

Sản phẩm sau khi được xử lý sẽ được tái phân phối ra thị trường và đưa đến tay người tiêu dùng.

Phân loại Reverse logistics

Reverse Logistics là gì 4
Có 2 loại mô hình Reverse logistics phổ biến

Khi phân loại Reverse logistics theo cấu trúc, chúng ta có 2 loại mô hình phổ biến đó là Centralized Structure (Tập trung) và Decentralized Structure (Phi tập trung).

Centralized Structure (Cấu trúc tập trung)

Điểm chính của Centralized Structure đó là thu thập thông tin, phân loại, kiểm soát. Chúng có thể diễn ra trong cùng một công ty, tổ chức hoặc ở tổ chức khác. Tôi sẽ lấy ví dụ về chuỗi cung ứng của IBM, chuyên về những sản phẩm công nghệ có trụ sở tại New York, Mỹ. Mặt hàng chủ yếu của họ là máy tính cá nhân, laptop, máy in. Đây là những sản phẩm sử dụng cho nguồn cung cho phụ tùng. Trong ví dụ này, bước đầu tiên là lấy lại máy photocopy tư khách hàng, sản phẩm đóng vai trò là nguyên liệu đầu cho quá trình tái sản xuất. Máy sẽ được thu hồi và trả lại cho 1 trong 4 trung tâm logistics thu hồi. Theo đó, chúng sẽ được xử lý theo 4 mức độ:

+ Sửa chữa

+ Tái sản xuất

+ Tái sản xuất một phần

+ Tái chế

Lợi nhuận của thiết bị tái sản xuất và các bộ phận tái sử dụng có thể lên tới vài trăm triệu đô trong 1 năm.

Decentralized Structure (Cấu trúc phi tập trung)

Mô hình Decentralized Structure bắt đầu từ khi sản phẩm đi vào chuỗi cung ứng ở cấp độ bán lẻ. Các cửa hàng sẽ đóng vai trò như người canh gác kiểm tra thông tin đi vào, đánh giá sản phẩm và gửi đến 1 trong 3 bộ phận là restock (bổ sung), test and repair facility (thử nghiệm và sửa chữa), scrap (loại bỏ).

Để xác định tình trạng sản phẩm, bạn cần có nguyên tắc quy định cụ thể, kỹ năng cục bộ, cơ sở hạ tầng logistics để đưa sản phẩm vào hoạt động. Ưu điểm của mô hình này là các sản phẩm được gửi chính xác bộ phần cải thiện phù hợp. Mô hình này hỗ trợ cải tiến giá trị và tân trang sản phẩm có giá trị cao.

Bài viết liên quan