C/O là gì? Có các loại giấy chứng nhận xuất xứ nào?

1916 lượt xem

Có bao nhiêu các loại giấy chứng nhận xuất xứ? Những form C/O hay gặp là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.

Nội Dung

1. Định nghĩa về C/O

Các loại giấy chứng nhận xuất xứ

C/O có tên tiếng anh đầy đủ là Certificate of Origin. Đây được hiểu như giấy chứng nhận về nguồn gốc của hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận, cho phép được sản xuất hàng ở nước đó. Điều kiện bắt buộc là C/O phải tuân thủ đúng như quy định của nước xuất và nhập khẩu.

Như vậy, hiểu một cách nôm na thì, C/O mang ý nghĩa để chứng minh hàng hóa nào đó có xuất xứ rõ ràng, hợp lệ về thuế, pháp luật của hai nước xuất và nhập khẩu.

Những lợi ích khi có giấy chứng nhận ℅ mang lại là:

– Với chủ hàng nhập khẩu: Giúp bạn hưởng những ưu đãi về thuế như được chênh vài trăm tới vài chục %. Từ đó, giúp số tiền đóng thuế giảm.

– Với chủ hàng xuất khẩu: Không có lợi, chỉ làm theo quy định hợp đồng với đối tác nước ngoài.

– Với cơ quan quản lý nhà nước: Hỗ trợ trong việc xác định về các chính sách chống phá giá, trợ giá, hệ thống hạn ngạch…

2. Có bao nhiêu loại giấy chứng nhận xuất xứ?

Các loại giấy chứng nhận xuất xứ 1

Trên thực tế, có hai loại giấy chứng nhận xuất xứ chính, đó là:

  • C/O không ưu đãi: là dạng C/O bình thường, cho phép xác nhận nguồn gốc sản phẩm cụ thể đến từ nước nào.
  • C/O ưu đãi: là kiểu C/O cho phép cắt giảm hoặc miễn thuế với sản phẩm xuất sang các nước có chính sách mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan (CEPT),…

3. Những form C/O hay gặp nhất hiện nay

Những Form ℅ thường gặp nhất hiện nay là:

  • C/O Form A: Hàng Việt xuất khẩu sang các nước, có ưu đãi thuế quan GSP.
  • C/O Form B: Hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước, không ưu đãi.
  • C/O Form D: Hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước ASEAN, được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT.

C/O dành cho các nước ASEAN

C/O form E: Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN có ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.

C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc): Hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN có ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.

C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).

C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).

C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).

C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có  ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

 C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu:

 

C/O Form VC (Việt Nam – Chile).

C/O Form S (Việt Nam – Lào).

C/O Form GSTP: Hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống toàn cầu (GSTP).

C/O Form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)

C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.

C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico theo quy định của Mexico.

C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Venezuela theo quy định của Venezuela.

C/O Form Peru: Cấp cho hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang Peru theo quy định của Peru.

4. Muốn xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cần tới đâu?

Các loại giấy chứng nhận xuất xứ 2

Muốn xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bạn cần phải đến Bộ Công Thương – Cơ quan chuyên trách thực hiện cấp phép. Hoặc bạn cũng có thể đến một số cơ quan sau để được cấp với một vài loại C/O sau đây:

VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…

Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,…

Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D, E, AK,…

Trong trường hợp không được cấp C/O mà đối tác yêu cầu thì có thể đề nghị phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp giấy chứng nhân về thực trạng hàng hóa.

5. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O ở VCCI như thế nào?

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm hồ sơ có đầy đủ:

+ Đơn đề nghị cấp C/O

+ Các tờ C/O đã kê khai (ít nhất 4 bản).

+ Các chứng từ xuất khẩu (Gồm giấy phép, tờ khai, invoice, vận đơn).

+ Các chứng từ về giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (giấy chứng nhận chất lượng, chứng từ mua bán, ủy thác, bảng kê khai nguyên liệu dùng, tóm tắt quy trình sản xuất, định mức hải quan, giấy kiểm định…).

Những lưu ý khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận C/O:

+ Trong một số trường hợp thì VCCI có thể yêu cầu thêm các chứng từ khác.

+ Với tổ chức lần đầu xin cấp phải lập và nộp thêm hồ sơ đơn vị C/O.

+ Phải có các chứng từ do cơ quan phát hành.

+ Hồ sơ ℅ của đơn vị cần lưu lại đầy đủ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: C/O là gì? Có các loại giấy chứng nhận xuất xứ nào? Hy vọng rằng, bạn đã có thêm những thông tin hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên.

Bài viết liên quan