1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong Logistics là gì? Ví Dụ Cụ Thể

3384 lượt xem

Có thể thấy, thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển hơn, đòi hỏi các dịch vụ logistic quốc tế cũng phải chuyên nghiệp hơn. Rất nhiều thuật ngữ, hình thức mới dùng để phục vụ các dịch vụ thương mại quốc tế được ra đời. Trong đó, có khái niệm về 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là gì? Cách phân biệt các loại hình dịch vụ này thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thông tin chi tiết nhất.

Nội Dung

1PL – First Party Logistics – Logistics tự cấp

1PL là viết tắt của  First Party Logistics hay còn gọi là hình thức Logistic tự cấp. Với hình thức này, người sở hữu hàng hóa phải tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistic để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Những công ty theo hình thức 1PL có thể sở hữu nhà xưởng, phương tiện vận tải, bốc xếp hàng và nguồn nhân lực của riêng mình để đảm bảo duy trì các hoạt động logistic một cách suôn sẻ.

So với những hình thức dịch vụ khác thì 1PL có sự khác biệt vô cùng rõ rệt ở chỗ nó sẽ tự cung cấp dịch vụ cho chính mình mà không cần bên nào khác. Do đó. Người sở hữu hàng hóa cần tự đầu tư phương tiện, máy móc và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu vận chuyển riêng.

Tuy nhiên, đa phần các hàng hóa vận chuyển khi theo hình thức 1PL thường không quá lớn, không cồng kềnh. Hàng thuộc loại dễ vận chuyển với phạm vi hẹp, chủ yếu là trong nước. Một số trường hợp công ty lớn cũng theo hình thức này để có thể tự điều hành và hoạt động theo ý muốn. Dù vậy, những doanh nghiệp quy mô nhỏ hay không đủ kinh nghiệm, trình độ, nhân lực khi sử dụng hình thức 1PL sẽ rất khó khăn, có thể làm giảm hiệu quả và dễ gặp nhiều rủi ro, tốn kém hơn.

Dịch vụ 1 PL
First Party Logistics – Logistics tự cấp

Ví dụ, công ty A là một chuỗi các nhà hàng ăn. Mỗi tuần, công ty A sẽ nhập nguyên liệu thực phẩm cần thiết bằng chính nguồn lực nhân viên riêng và đội xe vận tải riêng. Nguyên liệu này sau khi lấy sẽ được chuyển tới những nhà hàng trong chuỗi của công ty A để bảo quản và chuẩn bị phục vụ khách hàng.

Trong đó, đội xe của công ty A có thể do công tư này tự sở hữu hoặc đi thuê bên thứ 3. Ngoài ra, công ty cũng tự trang bị nhiều thiết bị và nguồn nhân lực để đáp ứng cho công tác bốc xếp, bận chuyển hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, các phòng cấp lạnh hay kho bãi mà công ty này sở hữu do bộ phận hậu cần điều hành cũng được tính để phục vụ cho hoạt động logistic. Thông qua đó, bộ phận hậy cần có thể hiểu là bộ phận cung cấp hình thức 1PL cho công ty A.

2PL – Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai

2PL là hình thức cung cấp dịch vụ logistic cho bên thứ 2. Nó là chuỗi những nhà cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi logistic nhằm đáp ứng nhu cầu của từng chủ hàng khác nhau. Có thể hiểu đơn giản, 2PL là hình thức quản lý các hoạt động như vận tải, kho bãi, hải quan, thanh toán,….

Thông thường, 2PL chỉ nhận và đóng góp một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi logistic của khách hàng, chủ yếu là các hãng tàu hay những công ty vận tải đường bộ, đường không. Các công ty 2PL sẽ sở hữu và quản lý tài sản của riêng mình, có thể là kho hàng, đội ngũ lái xe. 2PL sẽ được dùng khi các hoạt động vận chuyển và lưu kho được thuê ngoài, giao cho 1 hậu cần bên thứ 2 liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ một khu vực vận chuyển cụ thể.

Dịch vụ 2 PL
Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai

Ví dụ, các công ty chuyên vận chuyển lớn trên thế giới như Wanhai, Maersk hay Yang Ming và EverGreen có thể coi là 2PL logistic. Họ chuyên xử lý một giai đoạn cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ vận chuyển duy nhất trong toàn bộ chuỗi logistic của khách hàng. Hay bạn cần chuyển hàng đến một siêu thị thì bạn thuê một công ty chuyên vận chuyển là B, Công ty này gọi là 2PL.

3PL – Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba

So với 2PL thì 3PL là hình thức phát triển cao hơn và rộng hơn. Có thể hiểu 3PL là hình thức thuê các công ty ngoài thực hiện các hoạt động logistic. Nó có thể là toàn bộ quản lý logistic hoặc các hoạt động có chọn lọc.

Các hoạt động logistic được bên dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao gồm: kê khai hải quan, thông quan hàng hóa, vận chuyển, bốc dỡ hàng, thực hiện thủ tục chứng từ giao nhận,…. Các hoạt động này nhằm đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi quy định.

Thông thường, các công ty 3PL sẽ sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ, đường biển, đến đường hàng không. Họ có mối liên hệ mật thiết cùng những công ty vận chuyển khác nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và tận dụng được tối đa chức năng của công ty.

Ngoài ra, công ty 3PL còn chịu trách nhiệm về thời gian vận chuyển sao cho hợp lý và hàng hóa nguyên vẹn nhất. Bởi nếu có sự cố thì công ty Logistic sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Dịch vụ 3 PL
Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba

Ví dụ, công ty A cần chuyển sản phẩm của mình từ nông trại của công ty đến siêu thị B. Lúc này, công ty 3PL sẽ thực hiện các nhiệm vụ như đóng gói, làm thủ tục hải quan nếu có, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa rồi giao cho siêu thị.

4PL – Fourth Party Logistics – Chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo

Các công ty 4PL sẽ đóng vai trò hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với những tổ chức khác nhằm thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp theo chuỗi logistic toàn diện. Dễ hiểu hơn thì 4PL sẽ được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của 3PL với hoạt động rộng hơn, tính trách nhiệm cao hơn như dịch vụ quản lý tiến trình kinh doanh, dịch vụ công nghệ thông tin,…. Công ty 4PL được xem như là nơi liên lạc duy nhất, thực hiện quản lý, tổng hợp các nguồn lực, giám sát chức năng của 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn ra thị trường toàn cầu để có được lợi thế và những mối quan hệ lâu bền.

Hình thức 4PL không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống logistic mà còn là toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Những công ty cung cấp dịch vụ này thường là công ty liên doanh có hợp đồng hợp tác dài hạn, chiến lược lâu dài. Họ như cầu nối giữa khách hàng và nhà cung ứng, nhà phân phối để giúp chuỗi cung ứng phát triển và hoạt động xuyên suốt.

Với hình thức 4PL, mọi yếu tố trong chuỗi cung ứng sẽ được công ty cung cấp dịch vụ quản lý. Họ sẽ đảm nhận các hoạt động mang tính chiến lược, quản lý chuyên sâu, chủ yếu đưa ra giải pháp giúp cải thiện quy trình và vận hành toàn bộ hệ sống sao cho hiệu quả nhất.

Ngoài ra, 4PL còn chịu trách nhiệm quản lý các chức năng của 3PL, tham gia quản lý 1 hay nhiều công ty 3PL khác để cung cấp được toàn bộ chức năng Logistic cho khách hàng. Do đó, 4PL sẽ có đặc trưng rõ nét hơn 3PL ở phần giá trị cốt lõi có tầm nhìn chiến lược, ảnh hưởng lớn và lâu dài đến các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty. Do đó 4PL luôn được coi là những nhà cung cấp dịch vụ logistic hàng đầu.

Dịch vụ 4 PL
Fourth Party Logistics – Chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo

Ví dụ: trong một nông trại rau củ, các công ty 4PL sẽ tư vấn, thiết kế chuỗi cung ứng từ vườn tới thị trường thế nào cho phù hợp nhất. Họ sẽ lập kế hoạch đầu ra, đầu vào, khi có các đơn hàng 3PL trong hệ thống thì họ sẽ lo chuyện vận chuyển từ nông trại tới tay khách hàng.

5PL – Fifth Party Logistics – Dịch vụ logistics bên thứ năm

5PL là dịch vụ mới phát triển trên nền tảng thương mại điện tử những năm gần đây. Nó là dịch vụ thị trường thương mại điện từ gồm các 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. Điều khiến các bên cung cấp dịch vụ 5PL là các hệ thống gồm: (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Các hệ thống này sẽ có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.

Trước đây, khi thương mại điện tử chưa phát triển thì các doanh nghiệp thường không có nhu cầu khai thác khách hàng ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi hình thức này ngày càng phát triển thì nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng quan tâm mạnh mẽ hơn.

Tuy vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là chi phí logistic cao. Giải pháp 5PL sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giải tỏa áp lực này. Nó không chỉ hiệu quả trong chuỗi quản lý cung ứng mà còn mang tới những giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng khi sử dụng. So với những mô hình như 1PL, 2PL, 3PL và 4PL thì 5PL được coi như giải pháp hoàn hảo nhất.

Dịch vụ 5 PL
Fifth Party Logistics – Dịch vụ logistics bên thứ năm

Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất mỹ phẩm sẽ liên kết cùng công ty B chuyên cung cấp 5PL. Lúc này doanh nghiệp A sẽ là thành viên trong mạng lưới hàng hóa của công ty B và bán mỹ phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử. Người bán hàng sẽ được nhiều quyền lợi như các thông tin khách hàng tìm kiếm, dự đoán xu hướng tương lai, các chính sách phù hợp để giúp kinh doanh hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các dịch vụ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan