18 Loại Phí Trong Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Phổ Biến

622 lượt xem

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phải trải qua nhiều bước và tham gia của nhiều bên liên quan. Hơn nữa, không thể thiếu đi sự có mặt của các loại phí trong xuất nhập khẩu mà người mua cần thanh toán. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các loại phí phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu bạn cần biết.

Nội Dung

Phí THC (Terminal Handling Charge)

Phí THC là phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng được tính trên mỗi container về việc xếp dỡ. Bình thường, hãng tàu sẽ nộp phí này cho cảng và thu lại từ chủ hàng. Thực chất đây là tiền công trả cho các hoạt động vận chuyển container từ bãi lên tàu hoặc từ tàu xuống bãi. Bao gồm tiền thuê nhân công, trang thiết bị bốc xếp và nơi để container cho chủ hàng.

Loại phí này được thu tại nơi đi hoặc đến của lô hàng. Chúng sẽ được tính theo số lượng container vận chuyển và loại container sử dụng. 

các loại phí trong xuất nhập khẩu
Phí THC là gì?

Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Đây là khoản phí cho hải quan với những lô hàng đi Mỹ, Canada hoặc một số quốc gia khác. Theo đó, hải quan những nước này sẽ yêu cầu khai báo đầy đủ hàng hóa trước khi hàng được xếp lên tàu và chở tới quốc gia của họ.

Loại phí này được thu trực tiếp tại điểm đi trên mỗi lô hàng và chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu. Mức thu thông thường là 40 USD/lô hàng, chủ yếu được dùng để chi trả cho các hãng tàu khi họ giúp chủ hàng khai báo thông tin cho lô hàng khi xuất nhập khẩu trước khi tàu chạy trong vòng 24h. Việc thực hiện khai báo AMS sai có thể khiến hàng hóa bị dỡ khỏi tàu.

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor)

Phí BAF

Phí BAF được hiểu đơn giản là phụ phí biến động giá nhiên liệu mà hãng tàu sẽ thu từ đơn vị chủ hàng nhằm bù đắp chi phí do giá nhiên liệu thay đổi. Phí này sẽ được thu tại cảng đi hoặc cảng đến dựa theo số lượng container.

Phí Handling (Handling fee)

Đây là một loại phụ phí xử lý hàng hóa được quy định bởi hãng tàu hoặc forwarder. Các hãng tàu sẽ thu phí này của shipper hoặc consignee để bù lại chi phí tổn thất cho việc rà soát lô hàng. Các khoản phí này được chi trả nhằm mục đích duy trì mạng lưới đại lý cho các đơn vị vận chuyển trên thế giới. Trong quá trình các forwarder trong nước làm việc với các chi nhánh tại các nước khác  để hoàn thành các dịch vụ kể trên thì họ phải trả cho các chi nhánh đó một khoản tiền để thực hiện công việc thay mình.

Phí thay đổi cảng đích – Phí COD (Change of Destination)

Chi phí thay đổi cảng đích

Loại phí này được chi trả cho việc thay đổi nơi đến trong trường hợp chủ hàng muốn thay đổi cảng đích bao gồm: phí đảo chuyển, phí lưu container, phí xếp dỡ,…Như vậy, chủ tàu cần chuyển thu thêm phụ phí này từ doanh nghiệp chủ hàng nếu cần thay đổi cảng đến.

Phí ISF – Importer Security Filing

Đây là loại phí kê khai an ninh với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Phí này thường dao động khoảng 28-35 USD/vận đơn (Bill of Lading)

Phí PCS – Port Congestion Surcharge

Phụ phí này được thu khi cảng xếp dỡ hàng xảy ra ùn tắc khiến cho tàu bị chậm trễ dẫn tới chi phí phát sinh cho chủ tàu bởi lẽ giá trị về mặt thời gian của cả con tàu khá lớn.

Phí D/O (Delivery Order fee)

Phí D/O (Delivery Order fee)

Loại phí này gọi là phí phát lệnh giao hàng được thu bởi các hãng tàu và forwarder tại điểm đến của mỗi lô hàng. Chi phí thông thường dao động khoảng 900.000 VNĐ/bộ DO/lô hàng. Người nhập khẩu cần giao lại bộ B/L gốc cho các hãng tàu và nhận lệnh giao hàng D/O để hàng có thể giao tới tay người nhận.

Phí B/L – Amendment fee 

Phí B/L là phí chỉnh sửa được áp dụng cho cả hàng xuất hay nhập khẩu. Phí chỉnh sửa trước khi tới điểm đích hoặc khi khai manifest dao động khoảng 40-50 USD/vận đơn. Sau khi phát hành bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sửa một số chi tiết trên  B/L và yêu cầu hãng tàu/forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa. Loại phí này được thu tại điểm gửi và thu trên mỗi lô hàng.

Phí DETENTION

Phí DETENTION là phí lưu container tại kho riêng của khách. Hiểu đơn giản đây là quy định về tiền phạt đối với trường hợp:

  • Tàu đến cảng rồi nhưng hàng hóa chưa sẵn sàng để bốc. 
  • Tàu đến cảng dỡ rồi mà chứng từ chưa được sẵn sàng xuất trình

Phí chứng từ (Documentation fee)

Phí chứng từ (Documentation fee)

Phí này còn được gọi là phí phát hành bill được thu tại điểm đi trên mỗi lô hàng cụ thể. Mức phí thu Documentation fee sẽ khoảng 900.000 VNĐ/ bộ BL/ lô hàng. Bộ bill này sẽ đi kèm theo từng lô hàng và được xem như hóa đơn xác nhận giao hàng giữa hãng tàu và người xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây được xem là bằng chứng cho việc đơn vị vận tải phải hoàn tất quá trình giao hàng cho người xuất khẩu khi mua bán bằng điều kiện CIF hoặc FOB.

Phí IFB

Cưới phí vận chuyển phải thanh toán tại nước xuất khẩu lô hàng bao gồm phí vận chuyển hàng đóng container, hàng xả, hàng lẻ. Tuy nhiên, vì một số lý do nhất định hoặc thỏa thuận riêng giữa các bên phải được thanh toán tại nơi đến bởi Importer. Các đơn vị Forwarder tại nơi đến sẽ phải thu hộ các đại lý của họ.

Phí GRI (General Rate Increase)

Phí GRI là phí thêm vào cước của một số tuyến đường vận chuyển cụ thể trong một thời gian nhất định. Dựa theo nhu cầu của thị trưởng, các hãng tàu sẽ tối đa hóa lợi nhuận vào dịp cuối năm hoặc những dịp cao điểm. Phí này thường dao động khoảng 1000 USD/cont.

Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee)

Phí B/L (Bill of Lading fee)

Loại phí này được thu tại điểm đi của mỗi lô hàng và thường doa động khoảng 900.000/ lô hàng/ bộ BL. Bộ bill của lô hàng là hóa đơn xác nhận việc giao nhận giữa người xuất nhập khẩu và các hãng tàu. Quá trình phát hành Bill of Lading fee chứng minh cho việc các đơn vị vận chuyển đã hoàn thành quá trình giao hàng cho người xuất khẩu khi mua hoặc bán thông qua điều kiện FOB hoặc CIF.

Phí CFS (Container Freight Station fee)

Phí CFS là phí lưu kho áp dụng đối với hàng lẻ bao gồm: phí đóng hàng tại khi hàng lẻ, phí giữ hàng và đưa hàng từ cont vào kho, phí dỡ hàng. Thông thường, phí CFS phụ thuộc vào hàng nhập hoặc hàng xuất, hàng ở Việt Nam hay hàng nước ngoài.

Phí CIC (Container Imbalance Charge)

CIC là phụ phí cân bằng container được các hãng tàu thu để vận chuyển container từ điểm thừa đến điểm thiếu. Chúng còn được gọi là phí phụ trội, phí điều chuyển vỏ container,…Phụ phí này thường được áp dụng vào mùa cao điểm khi hàng phải vận chuyển nhiều và các hãng tàu phải vận chuyển một lượng container từ nơi thừa sang thiếu. Mức phí này dao động trong khoảng 4 USD/CBM (với hàng LCL) và 30 – 100 USD/cont (với hàng FCL)

Phí CCF (Cleaning container fee)

Phí CCF (Cleaning container fee)

Phí CCF hay còn được gọi là phí vệ sinh container rỗng phải trải cho hãng tàu sau khi hàng hóa được dỡ ra khỏi container tại kho của nguwofi nhập khẩu. Phí CCF khoảng 10-20 USD.

Phí chạy điện

Đây là loại phí phải trả khi cắm điện vào container để máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng hóa đóng trong container lạnh.

Trên đây là thông tin về các loại phí trong xuất nhập khẩu bạn cần biết. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan