Tại sao hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt?

52301 lượt xem

Trong thời đại kinh tế thị trường, sức lao động không chỉ là yếu tố sản xuất mà còn trở thành một loại hàng hoá đặc biệt, là yếu tố cốt lõi tạo ra giá trị thặng dư. Từ công nhân trong các khu công nghiệp cho đến các tài xế tại Trung Tín – Đơn vị vận chuyển hàng hoá Bắc Nam, mọi lao động đều tham gia vào guồng quay sản xuất hàng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm “hàng hoá sức lao động“, vai trò của nó trong nền kinh tế và xu hướng sử dụng lao động hiện nay.

Nội Dung

Thế nào hàng hóa sức lao động?

Để hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động, chúng ta sẽ đi phân tích sức lao động là gì và những điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hóa. 

Cụ thể:

Sức lao động là khả năng lao động, sản xuất bao gồm cả thể lực và trí lực. Nó đóng góp một phần không nhỏ, thậm chí là đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, sản xuất ra các loại sản phẩm, hàng hóa khác. 

Sức lao động là yếu tố cốt lõi tạo ra giá trị trong quá trình sản xuất hàng hóa
Sức lao động là yếu tố cốt lõi tạo ra giá trị trong quá trình sản xuất hàng hóa

Vậy điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hoá?

Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:

  • Thứ nhất: Người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
  • Thứ hai: Bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.

Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.

Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế. 

Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại. 

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá duy nhất có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cao
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá duy nhất có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cao

Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội. 

Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.

Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…

Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.

Các thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Bạn từng thắc mắc vì sao sức lao động của con người lại được xem là một hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế chính trị Mác – Lênin? Không giống như hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động vừa mang tính vật chất, vừa mang giá trị tinh thần, và điều đặc biệt hơn: nó tạo ra giá trị thặng dư – nền tảng của mọi hoạt động sản xuất.

Trong bài viết này, Vận tải Trung Tín sẽ chia sẻ chi tiết hai thuộc tính cốt lõi nhất của hàng hoá sức lao động: giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị hàng hóa sức lao động

Theo lý luận của Karl Marx, giá trị của hàng hóa sức lao động được xác định dựa trên chi phí cần thiết để tái sản xuất ra nó. Nói cách khác, đây là toàn bộ chi phí để người lao động duy trì cuộc sống và có đủ điều kiện làm việc, bao gồm cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần.

Giá trị này thường bao gồm:

  • Chi phí ăn uống, chỗ ở, y tế, phương tiện đi lại,…
  • Chi phí đào tạo chuyên môn, giáo dục, đặc biệt với lao động kỹ thuật cao.
  • Chi phí nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp nhằm tái sản xuất sức lao động lâu dài.

Ví dụ thực tế: Một nhân viên vận hành xe tải Bắc Nam tại Vận tải Trung Tín không chỉ cần lương đủ sống mà còn cần bảo hiểm, huấn luyện định kỳ và môi trường làm việc ổn định. Tất cả những yếu tố đó tạo nên giá trị sức lao động của họ.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

Điều làm cho hàng hóa sức lao động trở nên đặc biệt chính là ở giá trị sử dụng của nó. Khác với các hàng hoá tiêu dùng như gạo, quần áo,… khi được tiêu dùng sẽ mất đi giá trị, thì sức lao động, khi được tiêu dùng, lại tạo ra giá trị mới.

Giá trị sử dụng của nó thể hiện ở khả năng tạo ra:

  • Sản phẩm vật chất (hàng hóa, dịch vụ…)
  • Giá trị trao đổi mới lớn hơn giá trị bản thân nó
  • Và đặc biệt, là giá trị thặng dư cho người sử dụng lao động

Chẳng hạn, một công nhân bốc xếp hàng hóa Bắc Nam trong 1 ngày có thể tạo ra giá trị gấp đôi hoặc gấp ba so với tiền công anh ta được nhận. Khoảng chênh lệch ấy chính là phần giá trị thặng dư, yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ giữa lao động thuê và tư bản.

Kết luận

Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,…

Bài viết liên quan