Chia sẻ 10+ kinh nghiệm đóng gói hàng hóa chuẩn, tối ưu chi phí
Hiện nay, nhu cầu mua bán hàng hóa tăng rất nhanh và ngày càng nhiều nên việc đóng gói hàng hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để đóng gói hàng chuẩn và tối ưu chi phí nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số kinh nghiệm đóng gói hàng hóa chuẩn, an toàn khi vận chuyển và tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo:
Nội Dung
Nội Dung Chính
Vì sao cần đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn?
Trước khi giao hàng cho khách, chủ shop cần thực hiện việc đóng gói một cách cẩn thận và tuân thủ các tiêu chuẩn quy định. Điều này không chỉ giúp hạn chế hư hỏng và đảm bảo chất lượng sản phẩm bên trong mà còn tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Khi nhận được gói hàng chỉn chu và hấp dẫn, khách hàng sẽ có thiện cảm hơn với shop, từ đó dễ dàng đánh giá cao và quay lại mua sắm nhiều lần.
Hơn nữa, việc đóng gói hàng hóa đúng quy chuẩn còn hỗ trợ các đơn vị vận chuyển trong việc phân loại, xử lý và giao hàng đúng thời gian và địa điểm yêu cầu.
Chia sẻ 10+ kinh nghiệm đóng gói hàng hóa chuẩn, tối ưu chi phí
Để giúp quá trình đóng gói hàng hóa nhanh chóng, an toàn và chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm đóng gói hàng hóa chúng tôi chia sẻ sau đây:
Lên kế hoạch chi tiết về các loại hàng hóa cần đóng
Đây là bí quyết đầu tiên mà bạn cần biết để tối ưu hóa chi phí khi đóng gói hàng hóa. Để quá trình đóng gói diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn nên lập kế hoạch chi tiết về thứ tự các loại hàng hóa cần đóng.
Hãy bắt đầu với những sản phẩm quan trọng và có giá trị cao trước, sau đó mới đến các mặt hàng dễ vận chuyển hơn. Đối với những hàng hóa dễ vỡ, hãy đặt ở vị trí trên cùng, đảm bảo chúng không bị tác động trong quá trình vận chuyển bởi các hàng hóa khác.
Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp
Một trong những kính nghiệm đóng gói hàng hóa không thể bỏ qua là lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng loại sản phẩm. Chẳng hạn, khi đóng gói tài liệu hoặc sách vở, bạn nên sử dụng các thùng carton có kích thước vừa vặn để bảo vệ tốt nhất cho nội dung bên trong.
Sau khi hoàn tất việc đóng gói cần ghi chú rõ ràng các loại tài liệu khác nhau trên thùng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp khi chuyển. Nếu bạn đóng gói hàng hóa để bán, hãy dán nhãn mã vận đơn để thuận tiện trong việc quản lý đơn hàng và theo dõi quá trình vận chuyển từ người gửi đến người nhận.
Ghi thông tin hàng hóa giá trị rõ ràng
Cần phân loại và đóng gói cẩn thận các vật dụng, đồ dùng có giá trị để tránh tình trạng thất lạc hoặc mất mát. Nếu bạn thuê dịch vụ đóng gói, vận chuyển thì hãy luôn giám sát quá trình này . Đối với những hàng hóa có giá trị, việc lắp đặt camera theo dõi trong quá trình đóng gói cũng là một giải pháp hữu ích để bảo đảm an toàn cho hàng hóa của bạn.
Dán băng dính chắc chắn khi vận chuyển
Khi đóng gói hàng hóa bạn nên sử dụng băng dính để dán chặt bên ngoài thùng hàng. Đặc biệt, khi dùng thùng carton cần đảm bảo tất cả các cạnh và đầu thùng được dán kín. Để tối ưu chi phí đóng gói, bạn nên áp dụng phương pháp dán theo hình chữ H. Cách dán này không chỉ giúp các lớp băng dính chồng lên nhau một cách đều đặn, tạo sự liên kết chắc chắn cho thùng hàng, mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho kiện hàng trong quá trình vận chuyển.
Không đóng quá nhiều hàng vào một thùng hàng
Không nên đóng kiện hàng quá nặng, vì có thể gây khó khăn trong quá trình vận chuyển, tăng nguy cơ bong thùng khi bốc xếp và gặp trở ngại trong việc vận chuyển. Do đó, một trong những bí quyết đóng gói hiệu quả là sử dụng các thùng carton với nhiều kích thước khác nhau. Bằng cách chia nhỏ hàng hóa ra thành các thùng nhỏ hơn, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển và bảo quản hàng hóa.
Dùng giấy chống sốc để bọc bên ngoài
Đối với hàng hóa đặc biệt, dễ vỡ hoặc có giá trị cao, bạn nên sử dụng giấy bọt khí (bubble wrap) hoặc túi chống sốc để bọc bên ngoài và bên trong. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm và tránh những va chạm không mong muốn. Hãy dùng băng keo chắc chắn để cố định mọi thứ bên trong thùng. Tốt nhất là sử dụng thùng carton nhiều lớp ở bên ngoài. Điều này giúp bảo vệ hàng hóa khỏi những va đập khi vận chuyển, giảm thiểu nguy cơ vỡ, sứt mẻ hoặc rơi ra ngoài do thùng bị rách.
Cuộn tròn hàng hóa có thể cuộn
Với các loại hàng hóa cần cuộn tròn như tranh, lịch hay bản đồ, bạn nên cuộn lại cẩn thận. Sau đó, bọc bên ngoài bằng một lớp nilon và dán chặt bằng băng keo. Tiếp theo, cho sản phẩm vào ống nhựa hoặc ống giấy carton cuộn sẵn và dùng keo để cố định chắc chắn hai đầu ống. Cách đóng gói này không chỉ giúp bảo vệ hàng hóa hiệu quả mà còn làm cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giúp kiện hàng gọn nhẹ hơn.
Dùng bìa carton có ngăn và hạt xốp
Bạn có thể sử dụng thùng carton có ngăn và hạt xốp để đóng gói hoa tươi và cây cảnh trong gia đình. Thùng carton với ngăn riêng sẽ giúp cố định chắc chắn thân và chậu hoa, từ đó giảm nguy cơ gãy hoặc rụng trong quá trình vận chuyển. Nhiều cửa hàng bán hoa tươi và cây cảnh cũng áp dụng phương pháp này để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa diễn ra an toàn và chuyên nghiệp hơn.
Hàng hóa chứa chất lỏng khi đóng gói cần hút hết chất lòng ra
Đối với hàng có chứa chất lỏng như xe cộ với nhiên liệu hoặc các bình chứa hóa chất, bạn nên hút hết chất lỏng ra. Sau đó, hãy bảo quản hàng hóa trong thùng gỗ hoặc thùng chuyên dụng được thiết kế để chứa chất lỏng. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ hoặc đổ tràn trong quá trình vận chuyển do bình bị vỡ. Đây là một trong những phương pháp đóng gói hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công trong thực tế.
Hàng hóa làm bằng vải cần bọc nilon trước
Đối với hàng hóa làm từ chất liệu vải như quần áo hay chăn màn, bạn chỉ cần bọc sản phẩm bằng bao bì ni lông để bảo vệ khỏi bụi bẩn và ẩm ướt. Sau đó, hãy xếp gọn gàng vào thùng chứa hàng để tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển.
Yêu cầu đối với bao bì đóng gói
Khi đóng gói hàng hóa, bạn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau”
- Tiêu chuẩn vận chuyển: Bao bì phải phù hợp với từng loại hình vận chuyển như xe tải, tàu biển, máy bay, xe lửa, hàng nguyên container và hàng lẻ.
- Kích thước bao bì: Cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại hàng hóa, không quá nhỏ cũng không quá lớn. Điều này giúp tối ưu hóa không gian chất xếp và giảm nguy cơ đổ bể.
- Tính cân đối: Kích thước các thùng cần cân đối để dễ dàng vận chuyển trên xe tải, container hoặc chất xếp lên pallet.
- Độ bền và chịu đựng: Bao bì phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ dẻo dai và bền bỉ, có khả năng chịu đựng sự kéo đẩy, va chạm và thấm nước nhất định trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển hay hàng không.
- Khả năng thích ứng với khí hậu: Đối với vận chuyển giữa các châu lục, bao bì cần có khả năng chịu đựng những biến đổi về khí hậu, thời tiết và nhiệt độ mà không bị biến chất.
- Độ bền cho lưu trữ lâu dài: Đối với hoạt động cho thuê kho, bao bì cần có tuổi thọ cao, đảm bảo đủ bền bỉ để lưu trữ từ vài tháng đến vài năm và phải có kích thước vừa vặn với pallet chất xếp.
- Bảo vệ hàng hóa: Trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, bao bì phải ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc, biến dạng, biến mùi và biến chất, nhằm bảo vệ hàng hóa bên trong.
- Ký hiệu và ghi chú rõ ràng: Thùng đóng gói hàng hóa cần được ký hiệu và ghi chú rõ ràng bên ngoài. Điều này giúp dễ dàng quản lý và lưu ý cho người vận chuyển, bốc xếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Một số quy định cơ bản về việc đóng gói hàng hóa
Các quy định cơ bản cần tuân thủ khi đóng gói hàng hóa là:
- Quá trình đóng gói cần được thực hiện cẩn thận. Nên sử dụng các vật liệu chèn lót như giấy báo, mút xốp, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để giảm thiểu va đập và bảo vệ hàng hóa khỏi tác động bên ngoài.
- Các thùng hàng phải được niêm phong chắc chắn bằng băng keo để tránh tình trạng rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Đối với các mặt hàng như đồ dễ vỡ, chất lỏng hoặc hàng cần phải vận chuyển theo chiều đứng. Việc đóng gói cần được thực hiện đúng cách và có thêm nhãn cảnh báo bên ngoài để người vận chuyển xử lý phù hợp.
- Những sản phẩm có góc cạnh sắc nhọn hoặc kích thước lớn cần được bao bọc kỹ càng bằng vật liệu phù hợp. Cần đảm bảo các phần nhô ra bên ngoài không gây hư hại hoặc ảnh hưởng đến các hàng hóa khác trong quá trình vận chuyển.
- Đối với hàng hóa vận chuyển, cần ghi rõ ràng thông tin người nhận bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại. Đối với hàng lưu kho, cần có ghi chú thông tin bên ngoài thùng như mã vạch hoặc số thứ tự để dễ dàng quản lý và tìm kiếm.
Trên đây là tổng hợp một số quy định và kinh nghiệm đóng gói hàng hóa. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ hữu ích, giúp bạn biết cách đóng gói hàng chuẩn, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.