Tải trọng là gì? Những quy định cần biết về tải trọng xe ô tô

718 lượt xem

Theo nghị định NĐ 171/2013/NĐ-CP, các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông hiện nay được xử lý mạnh tay và nghiêm ngặt hơn. Riêng đối với trường hợp liên quan đến tải trọng xe, khi vi phạm có thể bị phạt tiền đến 36 triệu đồng. Để tránh bị phạt khi tham gia giao thông, người cầm lái cần hiểu rõ khái niệm tải trọng là gì và những quy định có liên quan.

Nội Dung

Tải trọng là gì? Những điều cần hiểu đúng về tải trọng

Tải trọng là gì
Những điều cần hiểu đúng về tải trọng

Hẳn là không ít lần bạn đã nghe đến từ trọng tải xe hoặc tải trọng xe, nhưng không nhiều người thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Nhân đây, Vận tải Trung Tín sẽ chia sẻ thông tin, giúp bạn thực sự hiểu rõ về tải trọng xe.

Hiểu đúng về tải trọng là gì và sự khác biệt với trọng tải

Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể về cách xác định tải trọng là gì và trọng tải xe là gì. Thực tế thì không ít người vẫn “mơ hồ” về các khái niệm này.

Chúng ta nên hiểu, trọng tải xe chính là khối lượng lớn nhất mà xe có thể chở được theo thiết kế. Còn tải trọng nên được hiểu là khối lượng hàng hóa mà xe đang vận chuyển.

Sau đây là ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tải trọng là gì và trọng tải xe là gì. Khi một chiếc xe có thiết kế trọng tải là 3 tấn, đang thực hiện chở 2 tấn hàng hóa. Lúc này trọng tải xe là 3 tấn, còn tải trọng xe là 2 tấn.

Tải trọng là gì?

Tải trọng xe nói một cách chính xác và dễ hiểu chính là trọng lượng hàng hóa đang sẵn có trên xe.

Khái niệm tải trọng xe được hiểu như thế nào hiện nay

Khái niệm tải trọng xe được hiểu như nào ?
Khái niệm tải trọng xe được hiểu như nào ?

Chúng ta nên hiểu đúng khái niệm tải trọng để tránh bị xử lý vi phạm giao thông. Tải trọng xe được nhiều tài xế hiểu như sau: tải trọng xe chính là tổng trọng lượng xe trừ đi trọng tải của xe và những người tham gia vận chuyển hàng hóa theo quy định.

Trọng tải là gì?

Trọng tải xe chính là số liệu mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở cửa xe, hông xe hay bạt xe. Trọng tải xe chính là khả năng chịu nặng tối đa về mặt kỹ thuật, do nhà sản xuất công bố trong thông số kỹ thuật. Nếu xe chở quá trọng tải cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của tải trọng là gì?

+ Tải trọng xe chính là căn cứ để cán bộ giao thông xem xét xe của bạn có vi phạm quy định của Bộ giao thông vận tải hay không và mức xử phạt như thế nào là đúng đắn và hợp lý.

+ Tải trọng còn là cơ sở quan trọng để người dùng cân nhắn đến việc quyết định chọn mua theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

+ Đồng thời, tải trọng còn giúp người lái xe biết được lượng hàng hóa mình chở trên xe có bị vượt mức cho phép hay không.

Các loại trọng tải phổ biến nhất hiện nay

Trọng tải của xe ô tô tải hiện nay rất đa dạng, một số loại xe tải phổ biến nhất hiện nay gồm:

+ Xe có trọng tải nhỏ (dưới 5 tấn): 3,5 tấn, 3 tấn, 2.9 tấn, 2.5 tấn, 2.4 tấn, 2.2 tấn, 2 tấn, 1.9 tấn, 1.5 tấn, 1.4 tấn, 1 tấn.

+ Xe có trọng tải vừa (dưới 10 tấn): 9 tấn, 8.2 tấn, 8 tấn, 7 tấn, 6.5 tấn, 6.2 tấn, 6 tấn, 5.5 tấn, 5 tấn.

+ Xe có trọng tải lớn (trên 10 tấn): 15 tấn, 18 tấn…

Quy định về tổng tải trọng xe hiện nay

Quy định về tổng tải trọng xe
Quy định về tổng tải trọng xe

Quy định về tổng tải trọng xe hiện nay được phân chia theo 2 loại xe tải. Gồm: Xe tải thân rời và xe tải thân liền.

Quy định về cách tính tải trọng xe tải sơ mi rơ moóc ( xe tải thân rời)

Xe tải thân rời là loại xe tải có gắn sơ mi rơ moóc. Quy định về tổng tải trọng xe tải thân rời như sau:

+ Khi tổng số trục thân rời là 3 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 26 tấn

+ Khi tổng số trực thân rời là 4 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 34 tấn

+ Khi tổng số trục thân rời từ 5 trở lên thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 40 tấn

Quy định về cách tính tải trọng xe tải thùng (xe tải thân liền)

Xe tải thân liền còn được gọi là xe tải thùng. Quy định về tổng tải trọng xe tải thân liền như sau:

+ Khi tổng số trục thân liền 2 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn.

+ Khi tổng số trục thân liền 3 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn

+ Khi tổng số trục thân liền 4 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 30 tấn

+ Khi tổng số trục thân liền 5 thì tổng trọng lượng của xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 34 tấn

Một số mức phạt theo quy định khi tải trọng xe vượt quá cho phép

Dưới đây là những thông tin hữu ích về quy định xử phạt do nhà nước áp dụng trong trường hợp tải trọng xe vượt quá mức quy định:

+ Khi xe chở vượt mức quy định từ 10% – 20%: mức phạt sẽ từ 2 – 3 triệu đồng, kèm theo là tước giấy phép lái xe 30 ngày.

+ Khi xe chở vượt mức quy định từ 20% – 50%: mức phạt sẽ từ 3 – 5 triệu đồng, kèm theo là tước giấy phép lái xe 60 ngày.

+ Khi xe chở vượt mức quy định trên 50%: mức phạt sẽ từ 5 – 7 triệu đồng, kèm theo là tước giấy phép lái xe 60 ngày.

Vận tải Trung Tín đã giúp bạn hiểu về tải trọng là gì, những khái niệm tương đồng và những quy định cần biết về tải trọng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn và tránh được những vi phạm trong luật giao thông đường bộ. Trong trường hợp bạn cần biết thêm về những vấn đề khác trong việc vận tải hàng hóa, ghép hàng và chuyển hàng lẻ Bắc – Trung – Nam hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 09882920230918292023.

Bài viết liên quan