Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay: Ưu – nhược điểm và điều cần biết

617 lượt xem

Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay là hình thức phổ biến được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, việc vận chuyển bằng máy bay giúp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là về mặt thời gian. Vậy cần lưu ý gì khi vận chuyển bằng đường hàng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội Dung

Sơ lược về hình thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay

Vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không (Air Cargo) là phương thức vận chuyển hàng bằng máy máy bay chuyên dụng (Cargo Aircraft) hoặc trong khoang hành khách của máy bay (Passenger Plane).

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 1% trong tổng trọng lượng hàng hóa vận chuyển toàn cầu, nhưng giá trị thương mại mà phương thức này lại đóng góp tới 35%. Sự đối lập này là minh chứng cho tầm quan trọng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của vận chuyển hàng bằng đường hàng không.

Dự kiến, khu vực Đông Á vẫn sẽ tiếp tục là thị trường tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu và Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Do đó, các doanh nghiệp nên tập trung vào việc thúc đẩy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra cơ hội hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế.

van-chuyen-hang-hoa-bang-may-bay-la-gi

Ưu – nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng máy bay

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà vận chuyển hàng hóa bằng máy bay lại được ưa chuộng đến vậy, mà bởi nó có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Máy bay, hiện đang được coi là phương tiện vận tải nhanh nhất với tốc độ trung bình khoảng 800 – 1000km/h. Không chỉ vậy, việc vận chuyển trên không bằng máy bay còn giúp tránh được những rắc rối địa hình, đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh chóng.
  • An toàn cao: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng do va chạm và tổn thất do đổ vỡ, thất lạc hay mất mát hàng hóa.
  • Phí bảo hiểm thấp: Tính an toàn cao trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giảm thiểu nguy cơ mất mát, từ đó giảm phí bảo hiểm. Điều này khiến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trở nên ít rủi ro hơn so với các phương thức khác.
  • Tiết kiệm chi phí lưu kho: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, yêu cầu sự nhanh chóng trong quá trình vận chuyển, giúp giảm chi phí lưu kho đáng kể cho doanh nghiệp.

uu-diem-cua-van-chuyen-hang-hoa-bang-may-bay

Nhược điểm

Tuy vậy, hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí vận chuyển cao: Thời gian vận chuyển bằng đường hàng không nhanh hơn so với các phương thức khác, quy trình chặt chẽ và an toàn tối đa cũng đồng nghĩa với việc giá cước vận chuyển tăng cao.
  • Khối lượng vận chuyển bị giới hạn: Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, kích thước của hàng hóa khi sử dụng phương tiện vận tải hàng không thường bị hạn chế, đặc biệt là nếu vượt quá tải trọng cho phép của máy bay.
  • Thủ tục phức tạp: Vì mục tiêu duy trì an ninh và an toàn trong các chuyến bay, vận tải hàng không thường có nhiều quy định và thủ tục phức tạp. Do đó, lựa chọn các công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và công sức với những thủ tục này.
  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Trong một số trường hợp, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù, mưa giông có thể dẫn đến trễ hoặc hủy chuyến bay. Điều này khiến hàng hóa bị trễ do lưu kho và người nhận phải điều chỉnh kế hoạch của mình.

Quy định hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Hàng được phép vận chuyển

Dưới đây là các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không:

  • Hàng hóa tổng hợp (General Cargo):

Đây là các sản phẩm có kích thước bình thường, nội dung, bao bì không có vấn đề. Tuy nhiên, trước khi được đưa lên khoang vận chuyển, mọi hàng hóa cần qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn, bao gồm cả kiểm tra kích thước và thể tích để đảm bảo phù hợp với quy định.

  • Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo):

Bao gồm động vật sống, hàng có giá trị cao, hài cốt, hàng hóa dễ hỏng, hàng hóa có mùi, hàng hóa ẩm ướt, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa nguy hiểm và hàng hóa có khối lượng lớn.

Việc vận chuyển các loại hàng này đòi hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ phải có kỹ thuật xử lý đặc biệt từ khâu lưu trữ đến khâu vận tải, do mỗi loại hàng đều có yêu cầu riêng biệt và đôi khi cần đến những biện pháp bảo quản và vận chuyển đặc biệt để đảm bảo an toàn và tính nguyên vẹn của hàng hóa.

quy-dinh-cac-mat-hang-duoc-van-chuyen-bang-may-bay

Hàng không được phép vận chuyển

Một số hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:

  • Chất ma túy, chất kích thích thần kinh, vũ khí, đạn, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, và các loại vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác.
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu phản động, phá hoại trật tự công cộng, chống lại nhà nước Việt Nam.
  • Vật liệu gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là những chất có thể gây hại cho sức khỏe và môi trường.
  • Sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm và ấn phẩm cấm nhập vào nước.
  • Kim khí quý, đá quý như vàng, bạc, bạch kim, cùng các sản phẩm được chế biến từ chúng.

Chi tiết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng máy bay sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Ký kết hợp đồng vận chuyển: Đơn vị vận chuyển và công ty sử dụng dịch vụ tiến hành ký kết hợp đồng sau khi thống nhất về các điều khoản vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Booking: Công ty nhận phiếu Booking từ đơn vị vận chuyển, kiểm tra thông tin như sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, loại hàng, số lượng để chuẩn bị hàng cho bên vận chuyển.
  • Đóng hàng: Hàng hóa được đóng gói cẩn thận, đúng quy cách và đặt mã ký hiệu theo yêu cầu của bên nhận. Sau đó, công ty hoặc đơn vị vận chuyển đưa hàng ra kho sân bay và nhận giấy chứng nhận FTC.
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu: Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để vận chuyển hàng hóa và thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Phát hành vận đơn hàng không (AWB): Hãng hàng không phát hành MAWB sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu. AWB được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích.
  • Nhận chứng từ trước qua email: Forwarder gửi bản scan của AWB gốc số 3 và toàn bộ chứng từ khác qua email cho người nhập khẩu.
  • Thông báo hàng đến: Đại lý của hãng vận tải thông báo thời gian giao hàng dự kiến và tình hình vận chuyển cho người nhập khẩu trước ngày máy bay hạ cánh.
  • Lệnh giao hàng: Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2 và nộp các khoản phí theo quy định. Cuối cùng, nhận lệnh giao hàng cùng bộ chứng từ từ hãng hàng không hoặc đại lý.
  • Thủ tục hải quan nhập khẩu: Nhập khẩu tự hoàn tất hoặc sử dụng dịch vụ của Forwarder để hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu.
  • Nhận hàng: Forwarder thực hiện thủ tục tại kho hãng hàng không, đồng thời vận chuyển và giao hàng tới tận nơi cho người nhập khẩu, đảm bảo kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi nhận.

quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-bang-may-bay

Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Dưới đây là một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng máy bay bạn nên biết:

  • A2A – Airport-to-Airport: Vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích.
  • ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế.
  • ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế.
  • AWB – Air Waybill: Vận đơn hàng không, được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành); và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành).
  • Booking: Đề nghị đặt chỗ trên máy bay và đã được hãng hàng không xác nhận.
  • Dimensional Weight: Trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
  • FTC – Forwarder’s Certificate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận.
  • FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận.
  • FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu).
  • GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định.
  • IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
  • NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng biết danh sách hàng hóa trên máy bay.
  • POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  • TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận tải đường hàng không, do hãng hàng không công bố.
  • Volume charge: Cước phí hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trọng lượng).
  • Weight charge: Cước phí vận tải đường hàng không, được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về vận chuyển hàng hóa bằng máy bay và những điều cần lưu ý. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan