6 Quy tắc phân loại hàng hóa chi tiết, áp dụng trong thực tế

1194 lượt xem

Thực tế, các quy tắc phân loại hàng hóa một cách thống nhất thông thường sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung. Những quy tắc đó sẽ được đưa ra nhằm đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa đó luôn được phân loại cụ thể và chính xác nhất. Vậy có các quy tắc phân loại hàng hóa nào đang được phổ biến nhất hiện nay, theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về 6 quy tắc phân loại hàng hóa chi tiết, đang được áp dụng trong thực tế.

Xem thêm: 9 Bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác nhất (chi tiết)

Nội Dung

Sơ đồ áp dụng quy tắc về phân loại hàng hoá

Sơ đồ áp dụng quy tắc về phân loại hàng hoá
Sơ đồ áp dụng quy tắc về phân loại hàng hoá

Khi quan sát bạn có thể thấy việc phân loại hàng hóa sẽ phải tuân thủ theo đúng 6 quy tắc cơ bản được xây dựng hài hòa theo một hệ thống. Bạn có thể thấy rõ các quy tắc được xem xét kỹ lưỡng theo thứ tự và được phân chia rõ ràng.

Xét theo thứ tự trong bảng sơ lược về phân loại hàng hóa bạn có thể thấy có các quy tắc như 1, 2(a), 2(b), 3(a), 3(b), 3(c), 4 và riêng quy tắc số 5 và 6 được áp dụng riêng biệt hoàn toàn.

6 Quy tắc phân loại hàng hoá chi tiết nhất, áp dụng trong thực tế

Quy tắc số 1

Đối với quy tắc số 1 này thì sẽ bao gồm có tên các thành phần, chương hoặc phân chương sẽ được ra nhằm mục đích tiện cho việc tra cứu được dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, để đảm bảo được đúng pháp lý việc phân hàng hóa sẽ được tính theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú thích nào hoặc phần chương nào có liên quan cần phải tuân thủ theo đúng quy tắc 2, 3, 4 hoặc quy tắc số 5 hay khi nhóm hàng hoặc các chú thích không có thêm yêu cầu nào khác.

Ví dụ cụ thể như: Gạo lứt 1006

Quy tắc số 1
Quy tắc số 1 về gạo lứt 1006

Quy tắc số 2

Khi mà quy tắc số 1 bạn không thể nào áp dụng được thì lúc này bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang quy tắc thứ 2 và quy tắc này sẽ áp dụng cho các mặt hàng ở dạng chưa hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện… Trong đó, quy tắc số 2 này sẽ bao gồm có 2 quy tắc 2(a) và 2(b).

Quy tắc 2(a)

Đối với quy tắc này sẽ ở dạng chưa hoàn chỉnh nhưng nó có đặc tính cơ bản đó là áp dụng tương tự cho các hàng hóa ở dạng chưa lắp đặt hoặc đã tháo rời.

Ví dụ cụ thể như: Xe máy đang thiếu 1 chiếc bánh xe nhưng chiếc xe máy đó vẫn được áp dụng mã theo xe máy.

Quy tắc 2(b)

Các loại hàng hóa từ làm từ một phần nguyên liệu nào đó sẽ được phân loại giống với các hàng hóa được làm theo loại nguyên liệu đó.

Ví dụ cụ thể như: Axit Sulfuric thuộc vào nhóm 2807, nước thuộc nhóm 2201 thì hỗn hợp Axit và nước được phân vào nhóm 2807 ( được áp dụng mã theo chất cơ bản của axit).

Quy tắc số 3

Quy tắc số 3 sẽ có được sự ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa, nhưng khi có 2 hay nhiều nhóm mà chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa ở trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng được đóng gói để bán lẻ thì những nhóm này được coi như sẽ được thể hiện sự đặc trưng về những hàng hóa ở trên.

Quy tắc số 3
Quy tắc số 3 về tông đơ dùng để cắt tóc

Ví dụ về quy tắc 3(a): Tông đơ dùng để cắt tóc được áp dụng quy tắc 3(a) thì những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên. Xét thấy nhóm 8510 này sẽ có mô tả cụ thể hơn do đó đã được áp dụng vào nhóm 8510 làm quy tắc 3(a).

Ví dụ về quy tắc 3(b): Bộ sản phẩm tông đơ sẽ bao gồm có đầy đủ kéo, lược, chổi và cả máy kẹp tóc. Hơn nữa, bộ sản phẩm này còn đáp ứng đủ các điều kiện để bạn có thể dễ dàng thực hiện tự cắt tóc tại nhà. Do đó, bộ tông đơ đầy đủ được phân vào nhóm 8510.

Ví dụ về quy tắc 3(c): Quy tắc 3(c) được phân vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm được xem xét. Ví dụ như socola sữa sẽ có tỉ lệ như sau: Socola = tỉ lệ bột ca cao và bằng 50%. Xét thấy không thể phân loại vào nhóm 3(a) và 3(b) chính vì vậy mà sẽ được phân loại vào nhóm 1806 nhóm 3(c).

Quy tắc số 4

Đối với quy tắc số 4 này sẽ như sau, nếu như hàng hóa không thể nào mà bạn có thể phân loại theo đúng quy tắc trên thì bạn có thể phân loại chúng vào nhóm phù hợp với các loại hàng hóa giống với chúng nhất. Cụ thể nhất đó là ví dụ như men dạng viên sẽ được sử dụng như thuốc thì có thể áp dụng vào mã thuốc đó là 30.04. Và đây được áp dụng theo quy tắc số 4.

Quy tắc số 5

Quy tắc số 5
Quy tắc số 5 bao gồm các loại túi, hộp các đặc điểm nổi bật

Trong quy tắc số 5 sẽ bao gồm các loại như túi, hộp và các loại bao bì có hình dạng đặc biệt và lưu ý các loại chứa đựng đi kèm với sản phẩm.

+ Đối với quy tắc số 5(a) sẽ bao gồm túi, hộp và các loại bao bì có chứa đựng tương tự. Các loại hộp này cần phù hợp cũng như đi kèm với sản phẩm khi đem bán ra thị trường, được phân cùng loại với sản phẩm. Những chú ý là nguyên tắc này sẽ không được sử dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản.

+ Đối với quy tắc số 5(b) sẽ quy định việc phân loại bao bì thường được sử dụng để đóng gói cũng như chứa đựng hàng hóa. Nhưng quy tắc này sẽ không được áp dụng cho các bao bì có thể sử dụng lặp lại.

Quy tắc số 6

Đối với quy tắc số 6 bạn cần đặc biệt chú ý, để đảm bảo được tính pháp lý hoàn toàn chính đáng thì việc phân loại hàng hóa cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như:

+ Cần được xác định theo đúng nội dung của phân nhóm cũng như các chú thích phân nhóm. Theo quy tắc đó thì các chú thích và các chương sẽ có liên quan cũng như được áp dụng, hơn nữa trừ khi mà nội dung mô tả ở trong phân nhóm có yêu cầu khác thì lúc đó bạn cần phải xem xét lại.

+ Tiếp theo là cần phải xác định được đúng HS Code ở các cấp đó, đây là yếu tố ưu tiên mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

+ Trong quy tắc từ 1 đến quy tắc 5 cần có sự điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân nhóm, bạn cũng cần chú ý.

Trên đây là toàn bộ 6 quy tắc phân loại hàng hóa mà bạn cần phải xem xét. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được giải đáp chi tiết hơn hãy để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời tất cả mọi khúc mắc liên quan. Chúc bạn có được nhiều kiến thức bổ ích khi thường xyên theo dõi vantaitrungtin.com nhé. ()

Bài viết liên quan