9 Bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác nhất (chi tiết)

741 lượt xem

Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa tiềm năng. Chính vì vậy, có rất nhiều đơn vị muốn nhập khẩu vào nước ta để kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Theo đó, thủ tục nhập khẩu hàng hóa cần phải trải qua một số bước để kiểm soát chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Cụ thể sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 6 điều phải biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nội Dung

9 bước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa mà đơn vị cung cấp nhưng nhìn chung, có 9 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Cần xác định rõ loại hàng hóa nhập khẩu

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định mặt hàng nhập khẩu xem chúng thuộc dạng hàng thông thường hay hàng đặc biệt, cụ thể:

+ Hàng hóa thông thường: Mặt hàng này có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường.

+ Hàng hóa bị cấm: Bạn cần kiểm tra xem mặt hàng bạn định nhập khẩu có trong danh mục hàng cấm hay không. Nếu có, bạn cần dừng hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để tránh bị truy cứu pháp luật.

+ Hàng hóa phải xin phép giấy nhập khẩu: Bạn có thể tra cứu danh mục sản phẩm theo nghị định 187/2013/NĐ-CP. Theo đó, bạn phải hoàn tất thủ tục trước khi đưa hàng về cảng.

+ Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Bạn cần nghiên cứu quy trình làm công bố hợp quy cho hàng hóa được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó, bạn phải làm thủ tục công bố trước khi hàng đưa về cảng.

+ Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Công tác kiểm tra sẽ được tiến hành khi đưa hàng về cảng.

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương sẽ được ký và được sử dụng trong tất cả hồ sơ trong suốt quá trình thông quan hàng hóa. Nội dung bao gồm: tên, trọng lượng, số lượng hàng hóa, quy cách đóng gói, giá thành,…

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ

Bộ chứng từ bao gồm:

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thương mại

+ Vận đơn lô hàng

+ Hoá đơn thương mại

+ Phiếu đóng gói hàng hoá

+ Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng

+ Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký chuyên ngành

Nếu hàng hóa của bạn thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì bạn cần thực hiện bước này. Sau khi nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Notice), đơn vị kinh doanh cần đăng ký chuyên ngành. Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy từ hãng vận chuyển khoảng 2 ngày khi tàu đến cảng.

Bước 5: Khai, truyền tờ khai hải quan

tờ khai nhập khẩu hàng hóa
Hình thức tờ khai nhập khẩu hàng hóa

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, đơn vị kinh doanh cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam là hai điều kiện bắt buộc để khai tờ khai hải quan.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng hay còn gọi là Delivery Order là chứng từ được công tư hoặc hãng tàu chuyên vận chuyển phát hành. Đây là lệnh yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho cho chủ sở hữu.

Hồ sơ lấy lệnh giao hàng bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân bản sao.

+ Vận đơn bản gốc có dấu bởi lãnh đạo công ty

+ Vận đơn bản sao.

+ Phí hồ sơ

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan cần được chuẩn bị kỹ lưỡng

Khi tờ khai đã được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hóa và có thủ tục phù hợp, cụ thể:

+ Hàng hóa luồng xanh: Doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và đóng thuế.

+ Hàng hóa luồng vàng: Đơn vị hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy tờ của lô hàng.

+ Hàng hóa luồng đỏ: Quy trình kiểm định sẽ rất khắt khe và có nhiều chi phí phát sinh.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục

Nộp thuế hải quan nhập khẩu
Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế hải quan

Sau khi tờ khai đã được thông qua, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng VAT.

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh, chuyển hàng hóa về kho

Ở bước này, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước một số hoạt động sau:

– Thuê phương tiện để lấy hàng về.

– Thuê kho bãi để bảo quản hàng hóa.

Đơn vị kinh doanh cần đảm bảo tính hiệu lực của lệnh giao hàng hoặc phải làm việc với hãng tàu để gia hạn.

Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, bạn sẽ đến phòng thương vị của Cảng để xuất trình giấy tờ D/O, mã vạch tờ khai hải quan, giấy giới thiệu của chủ hàng. Theo đó, nhân viên sẽ lên hóa đơn và thông báo những khoản phí cần thanh toán.

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa như thế nào?

Một số lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa như sau:

+ Chỉ được khai tối đa 50 mặt hàng trên một tờ khai, nếu có nhiều hơn thì chúng cần được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai.

+ Tỷ giá tính thuế sẽ giống nhau nếu doanh nghiệp thực hiện khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày. Nếu làm thủ tục 2 ngày có tỷ giá thuế khác nhau doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Lúc này, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại.

+ Thuế suất sẽ được lấy tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào.

+ Chú ý hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu có trong diện được miễn thuế, giảm thuế hay không.

+ Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT khi đăng ký khai báo nhập khẩu.

Nếu rơi vào trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai thì bạn cần chắc chắn số vận đơn phải trùng khớp với số vận đơn khai khi nhập liệu.

Nếu một mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, doanh nghiệp sẽ cần phải khai nhiều tờ khai khác nhau.

Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Bài viết liên quan