Bao bì là gì? Phân loại, chức năng & Các hình thức đóng gói

622 lượt xem

Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đó là bao bì. Chúng giúp chứa đựng, bảo quản hàng hóa trước khi đến tay người dùng. Vậy bao bì là gì? Cach phân loại và chức năng của bao bì ra sao? Cùng vantaitrungtin.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Tiêu chuẩn quy cách đóng gói hàng hóa các mặt hàng cụ thể

Bao bì là gì? Chất liệu chính tạo nên bao bì?

Bào bì là một vật dụng đặc biệt dùng để đóng gói, bảo quản sản phẩm bên trong. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và thân thiện với môi trường. Khi xưa, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, chất liệu đơn giản với vai trò chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ hiện đại hơn nên bao bì có sự đa dạng về phong cách, mẫu mã, chất liệu. Vì vậy, không chỉ có vai trò cơ bản là bảo quản hàng hóa mà còn chứa giá trị mang tính thương mại và truyền đạt thông tin.

Bao bì là gì?

Vật liệu chủ yếu để tạo nên bao bì đó là:

  • Các vật liệu cứng: Thủy tinh, gốm sứ, gỗ, bìa cứng, kim loại…
  • Các vật liệu mềm: Giấy, túi ni-lông, màng vật liệu trùng hợp.

Chức năng của bao bì hàng hóa

Bao bì hàng hóa có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau bao gồm:

  • Chứa đựng, bảo quản, giữ nguyên giá trị của hàng hóa

Hầu hết các sản phẩm trước khi phân phối ra thị trường đều được đóng gói, bảo quản bằng bao bì, trừ những sản phẩm của ngành xây dựng hay ngành khoáng sản. Bao bì giúp bảo quản hàng hóa trước tác động của môi trường hay trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, bao bì giữ cho hàng hóa khỏi bị hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản, phân phối. 

Bao bì giúp chứa đựng và bảo quản hàng hóa nguyên vẹn trước khi đến tay người dùng
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa

Việc đóng gói hàng hóa chắc chắn, phù hợp với đặc tính của sản phẩm bên trong sẽ tạo điều kiện cho việc vận chuyển, bốc xếp được dễ dàng hơn. Bởi lẽ, bao bì đóng gói giúp tập hợp hàng hóa thành từng loại tương ứng với từng đơn vị vận chuyển, điều kiện tiêu dùng, phân phối.

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu

Ngày nay, trên bao bì thường được tận dụng in hình ảnh, logo thương hiệu. Nếu có hình ảnh thiết kế đẹp mắt, thu hút, gây ấn tượng với khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả hơn. Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh với những đối thủ khác.

  • Truyền tải đầy đủ thông tin về hàng hóa

Bao bì là “cầu nối” duy nhất giúp truyền tải thông tin hàng hóa đến người dùng. Theo đó, trên bao bì thường ghi tên sản phẩm, tên thương hiệu, cách dùng, thành phần chính, công dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,…nhằm giúp khách hàng sử dụng sản phẩm đúng mục đích và đúng cách nhất.

Bao bì chứa những thông tin cơ bản của sản phẩm

Phân loại bao bì hàng hóa

Có 5 cách để phân loại bao bì hàng hóa bao gồm:

Dựa theo vai trò của từng loại bao bì

Có 3 loại bao bì chủ yếu:

  • Bao bì trong (Bao bì thương phẩm): Dùng đóng gói sơ bộ và trực tiếp vào hàng hóa với công dụng chống ẩm, đảm bảo chất lượng, ngăn cách với các mùi vị khác.
  • Bao bì ngoài: Có tác dụng bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, phân phối. 
  • Bao bì đệm lót: Đặt giữa bao bì trong và bao bì ngoài như giấy, phoi bào,…

Dựa vào số lần sử dụng

  • Bao bì sử dụng một lần: giấy, túi nilon, thủy tinh,…
  • Bao bì sử dụng nhiều lần: bình chứa, hộp carton,…

Dựa vào đặc tính

  • Bao bì mềm: Dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài hoặc trọng lượng của sản phẩm bên trong. VD: Bao bì dạng vải, nilon, gai,…
  • Bao bì cứng: Là những loại bao bì không thay đổi hình dáng trong quá trình vận chuyển.
  • Bao bì nửa cứng: Có độ bền trong môi trường nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị biến dạng khi chịu tác động trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. VD: mây, tre,…

Dựa vào tính chuyên môn hóa

Bao bì thông dụng: Chứa được nhiều loại hàng hoặc có thể tái sử dụng thêm lần nữa.

Bao bì chuyên dụng: Chỉ dùng để chứa một loại sản phẩm nhất định. Chúng có hình dạng, kích thước, kết cấu phù hợp với sản phẩm chứa bên trong.

Dựa vào chất liệu của bao bì

  • Bao bì bằng gỗ: Đây là loại khá phổ biến, bền bỉ và phù hợp với nhiều yêu cầu vận chuyển và có thể tái sử dụng. Tuy nhiên, chúng dễ cháy và chống ẩm kém.
  • Bao bì bằng kim loại: Dùng cho các loại hàng dễ cháy, bay hơi, hàng độc hại dạng khí, hơi,…
  • Bao bì hàng dệt: Thường ở dạng bao, dùng để chứa các loại hàng hóa dạng bột, dạng rời,…
  • Bao bì bằng giấy, bìa carton: Dùng để đóng gói hàng nhu yếu phẩm.

5 hình thức đóng gói hàng hóa phổ biến

Các hình thức đóng gói hàng hóa phổ biến
  • Đóng gói đơn vị: Phù hợp với những đơn vị mua của người tiêu dùng cuối. Loại này phải phù hợp với đặc tính hàng hóa, được sử dụng trong 1 thời gian dài, có mã vạch để đảm bảo thanh toán chính xác nhất.
  • Đóng gói theo nhóm: Phù hợp với đơn vị mua của nhà bán lẻ, nhà phân phối. Thông thường, hàng hóa được đóng gói theo từng loại vào thùng giấy, hộp carton,…
  • Đóng gói theo nhóm: Kiện hàng được gắn thẻ Serial Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container nhằm xác định số lượng, hạn sử dụng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng.
  • Đóng gói hàng trong kho: Hàng hóa sẽ được lưu trữ, bảo quản tên hệ thống kệ, giá đỡ. Kích thước bao bì phải được tính toán phù hợp với từng vị trí. Với những sản phẩm cỡ lớn, cần được đặt ở dưới cùng hoặc trên cùng. 
  • Đóng gói vận chuyển: Lựa chọn loại bao bì phù hợp với đặc điểm vận chuyển: thời gian, phương tiện xếp dỡ, nâng hạ, thời tiết, môi trường của các khu vực liên quan.

Trên đây là giải đáp chi tiết bao bì là gì và những chức năng chủ yếu của bao bì. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích. ()

Bài viết liên quan