Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ chi tiết

109 lượt xem

Cháy nổ gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản nên luôn được xem xét và kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Do đó, với một số loại hàng hóa nguy hiểm cần có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy nổ. Vậy quy trình, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội Dung

Hàng nguy hiểm là gì?

Theo Điều 3, Khoản 2 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP, hàng nguy hiểm (hay hàng hóa nguy hiểm) là những loại hàng hóa chứa các chất có tính nguy hiểm khi vận chuyển trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa, có khả năng gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

hang-nguy-hiem-la-gi

Các nhóm hàng hóa cháy nổ nguy hiểm

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

  • Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
  • Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí

  • Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
  • Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
  • Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Loại 4

  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5

  • Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
  • Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

Nhóm 6:

  • Nhóm 6.1: Chất độc.
  • Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa). Không áp dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư trên 51%) có hoạt động vận tải nội bộ (không kinh doanh vận tải) và doanh nghiệp có hoạt động kinh động kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp;
  • Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
  • Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
  • Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa);

ho-so-cap-Giay-phep-van-chuyen-hang-nguy-hiem-chay-no

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mà không có giấy phép

Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ, trong đó:

Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
  • Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
  • Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
  • Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
  • Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
  • Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy nổ theo quy định của pháp luật;
  • Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là chi tiết quy trình xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

()

Bài viết liên quan