[FULL] Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

452 lượt xem

Vận chuyển bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển bằng máy bay với tốc độ nhanh nhất hiện nay. Đây là phương thức vận chuyển được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường hàng không cũng có những ưu – nhược điểm nhất định với quy trình khắt khe. Vậy Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội Dung

Ưu – nhược điểm của vận chuyển bằng đường hàng không

Ưu điểm

Vận chuyển hàng bằng đường hàng không được rất nhiều người dùng và doanh nghiệp ưa chuộng bởi những ưu điểm sau:

  • Thời gian vận chuyển nhanh: Máy bay được coi là phương tiện vận tải nhanh nhất hiện nay, với tốc độ bay trung bình ở mức 800-1000km/h. Điều này cho phép hàng hóa đến tay người nhận nhanh chóng, bởi việc vận chuyển bằng đường hàng không không bị hạn chế bởi địa hình.
  • Bảo vệ hàng hóa an toàn: Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không có thể giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng do va chạm, đổ vỡ, thất lạc hay mất cắp. Điều này đem lại sự yên tâm cho người gửi hàng.
  • Chi phí bảo hiểm thấp: Nhờ vào tính an toàn cao của vận tải hàng không, mức phí bảo hiểm hàng hóa sẽ thấp hơn so với các phương thức vận chuyển khác. Đây là một lợi thế đáng kể cho doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí lưu kh: Hàng hóa vận chuyển bằng máy bay thường có khối lượng nhỏ, gọn nhẹ và đòi hỏi tốc độ vận chuyển nhanh. Điều này giúp giảm bớt nhu cầu lưu kho, từ đó tiết kiệm chi phí lưu trữ cho doanh nghiệp.

uu-diem-cua-van-tai-hang-khong

Nhược điểm

Tuy nhiên, hình thức vận chuyển này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí vận chuyển cao hơn: Vận tải hàng không nhanh chóng hơn so với đường biển hay đường bộ, nhưng để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, giá cước vận chuyển bằng đường hàng không thường cao hơn các phương thức khác.
  • Khả năng chuyên chở có giới hạn: Do yêu cầu về kích thước và trọng lượng của các kiện hàng được vận chuyển, khối lượng hàng hóa phải tuân thủ giới hạn tải trọng của máy bay để đảm bảo an toàn.
  • Thủ tục phức tạp: Để bảo đảm an ninh và an toàn chuyến bay, vận tải hàng không có nhiều quy định và thủ tục phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không để được hỗ trợ nhanh chóng.
  • Dễ bị ảnh hưởng thời tiế*: Trong trường hợp thời tiết xấu như sương mù, mưa giông có thể gây delay hoặc hủy chuyến bay, khiến hàng hóa bị lưu kho và người nhận phải chờ đợi.

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết như sau:

1. Booking

Trước tiên, người vận chuyển cần thực hiện đặt chỗ. Nếu bên gửi hàng chịu trách nhiệm đặt chỗ máy bay, họ cần liên hệ với các công ty Forwarder và lựa chọn công ty có mức giá cạnh tranh. Sau khi nhận được thông tin Booking từ Forwarder, bên xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các chi tiết như: sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành, số lượng, thể tích… để kịp thời chuẩn bị hàng hóa giao cho Forwarder đúng thời gian.

quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong-1

2. Đóng hàng

Trước khi vận chuyển, hàng hóa sẽ được bên xuất khẩu đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu (Shipping mark) theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Sau đó, công ty Forwarder sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng ra kho tại sân bay. Khi nhận được lô hàng, Forwarder sẽ cấp cho người xuất khẩu Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) để xác nhận họ đã tiếp nhận toàn bộ số hàng này.

3. Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng đã được đưa ra sân bay, bên bán cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Người xuất khẩu có thể tự thực hiện các thủ tục hải quan này hoặc ủy quyền cho công ty Forwarder làm thay trước khi máy bay khởi hành. Ngoài ra, người xuất khẩu còn phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành khác như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng hoặc kiểm dịch hàng hóa (nếu cần).

4. Phát hành Air waybill (vận đơn hàng không)

Sau khi thủ tục hải quan xuất khẩu hoàn tất, hãng hàng không sẽ phát hành Vận đơn chủ (Master Air Waybill) cho lô hàng. Đồng thời, bên giao nhận (Forwarder) sẽ phát hành Vận đơn của người gom hàng (House Air Waybill) và gửi bản gốc số 2 cùng với các chứng từ khác theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Bản gốc Vận đơn số 3 sẽ được giao lại cho người gửi hàng, kèm theo thông báo về cước phí vận chuyển (nếu có).

5. Gửi chứng từ (nếu cần)

Nhà xuất khẩu không bắt buộc phải gửi riêng bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Thay vào đó, họ có thể để bộ chứng từ đi kèm cùng bản gốc Vận đơn (AWB) và được vận chuyển cùng với lô hàng.

6. Nhận chứng từ trước qua email

Thông thường, người xuất khẩu sẽ gửi email cho người nhập khẩu, bao gồm bản scan của Vận đơn gốc số 3 cùng với bản scan của toàn bộ chứng từ khác. Điều này giúp người nhập khẩu chủ động chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu trước khi lô hàng được vận chuyển đến.

7. Thông báo hàng đến

Trước ngày máy bay đến, đại lý của hãng vận tải tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu. Qua đó, người nhập khẩu chủ động chuẩn bị, kiểm tra các thông tin như: ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các khoản phí phải nộp… để làm thủ tục hải quan khi hàng về đến.

quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong-2

8. Lệnh giao hàng

Khi hàng hóa đến, công ty Forwarder sẽ thu lại bản gốc số 2 của Vận đơn hàng (House Air Waybill) và đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee)… Sau khi hoàn tất, Forwarder sẽ nhận được Lệnh giao hàng (D/O) cùng với các chứng từ đi kèm lô hàng.

9. Thủ tục hải quan nhập khẩu

Ngay cả khi hàng hóa chưa đến sân bay, nhà nhập khẩu đã có thể bắt đầu khai báo hải quan trên phần mềm điện tử và chờ đến khi hàng về để thực hiện thông quan.

Về việc thực hiện thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu có thể tự mình làm hoặc thuê công ty Forwarder. Ngoài ra, họ còn có thể phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành khác như xin giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch hàng hóa (nếu cần).

10. Nhà nhập khẩu nhận hàng

Sau khi hàng hóa đến, công ty Forwarder sẽ tiến hành các công việc sau:

  • Làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không
  • Thanh lý tờ khai hải quan
  • Sắp xếp phương tiện vận chuyển để lấy hàng khỏi sân bay và giao đến kho của người nhập khẩu

Các loại hàng hóa được phép và không được phép vận chuyển bằng đường hàng không

Hàng được phép vận chuyển

Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:

  • Hàng hóa tổng hợp (General Cargo): Đây là các mặt hàng không gặp vấn đề về kích thước, nội dung, bao bì. Tuy nhiên, các kiện hàng này vẫn cần qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về kích thước, thể tích để đảm bảo an toàn trước khi vận chuyển.
  • Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo): Bao gồm các loại như động vật sống, hàng có giá trị cao, hài cốt, hàng dễ hỏng, hàng có mùi, ẩm ướt, hàng ngoại giao, hàng nguy hiểm, hàng cồng kềnh. Việc vận chuyển những mặt hàng này có đặc thù riêng, yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phải có kỹ thuật xử lý đặc biệt từ lưu trữ đến vận tải.

cac-loai-hang-duoc-phep-van-chuyen-hang-khong

Hàng không được phép vận chuyển

Một số loại hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:

  • Các chất ma túy, chất kích thích, vũ khí đạn dược, trang thiết bị quân sự
  • Ấn phẩm phản động, văn hóa phẩm đồi trụy
  • Vật liệu dễ cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường
  • Động vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản đặc biệt
  • Kim loại quý, đá quý và các sản phẩm chế biến từ chúng

Trên đây là tổng hợp chi tiết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về phương thức vận chuyển này.

Bài viết liên quan