[Giải đáp] Vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

127 lượt xem

Kinh tế phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu mua bán, vận chuyển ngày càng tăng cao. Lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, nhiều đơn vị đã bất chấp vận chuyển cả hàng hía không rõ xuất xứ để tiêu thụ kiếm lời. Vậy thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ? Người vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội Dung

Hiểu thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là những sản phẩm lưu thông trên thị trường mà không có thông tin xác định về nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của chúng. Hàng hóa này bao gồm các sản phẩm được trưng bày, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp tài xế vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, họ thường không thể xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Đây là hình vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

hang-hoa-khong-ro-nguon-goc-la-gi

Mức phạt hành chính khi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc

Căn cứ theo Điều 17, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt với người vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc như sau:

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
  2. a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
  3. b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
  4. c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  5. d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
  6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
  8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
  10. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
  11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
  12. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  13. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
  14. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  15. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
  16. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  17. a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
  18. b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
  19. c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  20. Hình thức xử phạt bổ sung:
  21. a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
  22. b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
  23. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  24. a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
  25. b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

xu-ly-van-chuyen-hang-hoa-khong-ro-nguon-goc-the-nao

Đối tượng bị phạt khi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc

Các cá nhân và tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc hoặc xuất xứ rõ ràng bao gồm:

  • Cả cá nhân và tổ chức Việt Nam, cũng như cá nhân và tổ chức nước ngoài, thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Các hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, cũng như các hộ gia đình tham gia vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối và những người kinh doanh bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, cung cấp dịch vụ với thu nhập thấp và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu vi phạm các quy định của Nghị định này, cũng sẽ bị xử phạt tương tự như các cá nhân vi phạm.

Như vậy có thể thấy, hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là không đúng và sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ luật hơn.

()

Bài viết liên quan